Tế bào gốc là gì? Ứng dụng của tế bào gốc trong làm đẹp da

Hiện nay xu hướng làm đẹp bằng tế bào gốc đang trở nên rất phổ biến và được cho là mang tới hiệu quả vô cùng tốt đối với con người, đặc biệt là trong việc làm đẹp cho làn da. Đã có nhiều người áp dụng phương pháp làm đẹp này tại các thẩm mỹ viện, chi tốn khá nhiều tiền thế nhưng lại chưa thực sự hiểu tế bào gốc là gì và cơ chế làm đẹp từ tế bào gốc như thế nào. Bài viết ngày hôm nay tại https://ictnetworking.vn sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề này.

Contents

Tế bào gốc là gì?

tế bào gốc

Chúng ta biết rằng cơ thể con người muốn tồn tại phải có sự góp mặt của hàng tỷ tế bào sống, các sự sống như là hoạt động của bộ não, của thận, của tim, chức năng của gan khi thanh lọc độc tố ra khỏi cơ thể, cũng như những bộ phận khác cần phải có tế bào để giúp duy trì sự sống. Và chính những tế bào này được gọi là tế bào gốc. Theo thời gian các tế bào có thể chết dần đi và chức năng của tế bào gốc đó là sản sinh ra các tế bào khác, đáp ứng đủ số lượng, duy trì hoạt động sống của con người.

Khả năng tự phân chia của tế bào gốc giúp sản sinh tế bào mới hoặc nó cũng có thể tạo thành tế bào khác. Trong nhiều trường hợp, chúng ta bị thương hay bị ốm đau, bệnh tật thì sẽ có rất nhiều tế bào bị chết đi. Lúc này nếu như tế bào gốc không hoạt động, không phân chia để tạo ra tế bào mới hoặc sửa chữa những tế bào đã bị thương thì sức khỏe của con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dần dần dẫn tới cái chết. Việc phân chia tế bào diễn ra chậm, khiến cho cơ thể bị lão hóa một cách nhanh chóng và không theo đúng quy luật tự nhiên.

Các tế bào gốc đến từ đâu?

Chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều người đặt ra câu hỏi rằng các tế bào gốc này sẽ đến từ đâu? Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học thì tế bào gốc có thể bắt nguồn từ tế bào gốc phôi thai hoặc tế bào gốc trưởng thành.

Đối với tế bào gốc phôi thai, nó xuất hiện khi người mẹ mang bầu và phôi thai đó mới chỉ có khoảng 3 đến 5 ngày tuổi. Lúc này phôi thai có chứa khoảng 150 tế bào, cấu trúc bao gồm 1 lớp tế bào bên ngoài, tiếp theo là một khoang chứa đầy dịch và một phần có khoảng 30 tế bào nó được gọi là khối tế bào bên trong. Và các loại enzim trong cơ thể nó sẽ tiết ra, các tế bào này được phân tách, phân chia tạo thành các tế bào gốc phôi thai.

Tế bào gốc có nguồn gốc từ tế bào gốc trưởng thành.  Ở những người trưởng thành, loại tế bào này được tìm thấy nhưng có số lượng khá nhỏ trong các mô. Ví dụ như mô mỡ hoặc tủy xương. Chắc chắn rằng tế bào gốc trưởng thành có chức năng hạn chế hơn rất nhiều so với tế bào gốc phôi thai. Khả năng phân chia để tạo thành tế bào mới hay sửa chữa các tế bào bị thương cũng kém hơn. Vai trò chính của tế bào gốc trưởng thành là sửa chữa và duy trì các bộ phận cơ thể.

Ngoài ra tế bào gốc có thể xuất phát từ tế bào gốc Chu sinh hoặc các tế bào trưởng thành đã được biến đổi, dẫn tới chúng có nhiều đặc điểm tính chất giống với tế bào gốc phôi.

Tế bào gốc ứng dụng trong thẩm mỹ

tế bào gốc và  thẩm mỹ

Ngoài khả năng duy trì sự sống thì các tế bào gốc còn được nghiên cứu và áp dụng đưa vào trong việc thẩm mỹ, làm đẹp cho da. Các tế bào này khi được sử dụng đúng cách có thể làm cho da của con người trở nên mềm mại hơn, trắng hồng và căng mọng. Người ta thường sử dụng tế bào tự thân, tế bào gốc và chế phẩm từ tế bào gốc để làm đẹp cho da. Hai dạng tế bào này đều được nghiên cứu, thử nghiệm kỹ càng trước khi tiến hành ứng dụng rộng rãi vào trong công nghệ thẩm mỹ. Chúng ta có thể hiểu tế bào được lấy ra từ chính cơ thể mình và cấy lại vào cơ thể mình gọi là tế bào tự thân. Còn tế bào đã được sản xuất thông qua các quốc gia và lưu hành trên thị trường thì được gọi là tế bào gốc và các chế phẩm từ nó loại này sẽ có hai dạng:

  • Dạng đầu tiên là những loại dung dịch, nó sẽ hỗ trợ nuôi dưỡng tế bào khi bạn thoa lên vùng da. Dĩ nhiên, các thành phần của dung dịch này được lấy từ tế bào gốc và qua sự xử lý của con người, của công nghệ thì các loại nguyên tố vi lượn,g vitamin được bổ sung vào dung dịch này với khả năng nuôi dưỡng, làm khỏe mạnh đối với các tế bào bên trong cơ thể của chúng ta. Nó sẽ kích thích tế bào gốc hoạt động tốt hơn để đảm bảo giữ cho làn da luôn tươi đẹp ngăn ngừa các hiện tượng lão hóa.
  • Loại thứ hai là các dung dịch chứa tế bào gốc và ứng dụng vào trong công nghệ thẩm mỹ nó sẽ được đưa trực tiếp cho những bộ phận cần thiết để phát triển, bù đắp hoặc thay thế cho tế bào gốc bên trong cơ thể. Chúng được ứng dụng vào trong những việc làm như là nâng ngực, làm đầy sẹo rỗ…

Ứng dụng của tế bào gốc vào trong làm đẹp đối với làn da sẽ giúp làm cho da se khít lỗ chân lông, da căng mịn, tăng cường sắc tố da, giảm dầu nhờn, làm chậm lại quá trình lão hóa của làn da, điều trị rối loạn phân bố sắc tố và điều trị nám da. Phương pháp này có khả năng điều trị mụn rất tốt, tăng cường khả năng đề kháng của da, chống lại sự tác động tiêu cực từ tự nhiên, làm săn da mờ các vết nhăn, cải thiện sẹo lõm hay những sẹo do trứng cá để lại.

Những cách chăm sóc da hiệu quả

Muốn có một làn da tươi đẹp, trẻ trung mà không cần phải sử dụng đến công nghệ cấy tế bào gốc khá tốn kém, mất thời gian thì các bạn cần phải tạo cho mình một thói quen sống lành mạnh, một chế độ sinh hoạt khoa học.

chăm sóc da hiệu quả

Hạn chế việc ăn các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, tinh bột hay đường bởi vì những loại thức ăn này vừa làm cho cơ thể bạn tăng cân nhanh lại khiến cho làn da dễ bị mọc mụn, xỉn màu. Thay vào đó bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C như các loại rau xanh, củ quả, trái cây. Thực phẩm có chứa lượng chất xơ rất lớn nên tốt cho hệ tiêu hóa, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể một cách hoàn hảo.

Cơ thể chúng ta cần một lượng nước rất lớn để duy trì sự sống cũng như tốt cho các tế bào. Vì thế mỗi ngày một người cần uống tối thiếu từ 1,5 lít cho tới 3 lít nước. Cho dù là mùa đông bạn không có nhu cầu uống nước, không có cảm giác thấy khát nhưng vẫn phải uống đầy đủ. Như vậy làn da mới được căng mọng, mềm mịn, không bị khô rát, không tiết nhiều bã nhờn lấy ra hiện tượng mọc mụn, thâm nám.

Làm sạch da là một trong những cách giúp bạn bảo vệ da hoàn hảo. Khi tiếp xúc với môi trường sẽ có rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn có hại tấn công làn da của bạn. Bên cạnh đó việc sử dụng mỹ phẩm liên tục cũng gây tắc lỗ chân lông và là nguy cơ không tốt đối với làn da. Vì thế sau mỗi lần đi ra ngoài hoặc trang điểm, bạn cần làm sạch da với loại sữa rửa mặt phù hợp hoặc những loại nước tẩy trang an toàn. Để cho da nghỉ ngơi vào ban đêm, không nên dùng mỹ phẩm vào thời điểm đó.

Đừng bao giờ dùng tay nặn mụn bởi nó không làm tình trạng mụn của bạn giảm đi mà còn khiến nó nghiêm trọng hơn, lây lan ra vùng lớn. Đặc biệt là nguy cơ nhiễm trùng do tay của bạn không sạch gây ra. Thay vì tự ý nặn mụn ở nhà hãy đến các trung tâm chăm sóc sắc đẹp để được hỗ trợ, đồng thời dùng dụng cụ nặn mụn chuyên nghiệp lấy nhân ra mà không làm ảnh hưởng tới các mô xung quanh.

Khi muốn có một làn da khỏe đẹp thì chúng ta phải tuyệt đối tránh thức khuya bởi việc làm này khiến cho bạn trở nến kém xinh hơn với làn da đenn sạm, sần sùi. Bạn cứ thử thức khuya liên tục trong vòng 2 đến 3 ngày sẽ cảm nhân được điều đó ngay lập tức. Làn da xỉn màu, không còn tươi trẻ, tràn đầy sức sống, quầng mắt thâm. Và thức khuya có nguy cơ khiến da nổi mụn rất nhanh đó nhé các bạn. Theo như nghiên cứu khoa học và lời khuyên của chuyên gia thì chúng ta nên ngủ đủ 8 tiếng một ngày, trong đó buổi trưa chỉ nên ngủ từ 30 đến 40 phút. Không nên thức khuya sau 10h30 tối. Hạn chế dùng điện thoại, máy tính lúc chuẩn bị đi ngủ để có được giấc ngủ nhanh hơn ngon hơn.

Ngoài khả năng duy trì sự sống thì các tế bào gốc còn được nghiên cứu và áp dụng đưa vào trong việc thẩm mỹ, làm đẹp cho da. Các tế bào này khi được sử dụng đúng cách có thể làm cho da của con người trở nên mềm mại hơn, trắng hồng và căng mọng. Người ta thường sử dụng tế bào tự thân, tế bào gốc và chế phẩm từ tế bào gốc để làm đẹp cho da vì thế hãy áp dụng phương pháp này để chăm sóc da hiệu quả.

Thông qua bài viết này chúng ta đã hiểu được tế bào gốc là gì, cơ chế hoạt động cũng như ứng dụng của tế bào gốc vào trong công nghệ làm đẹp như thế nào. Cơ thể chúng ta có hàng tỷ tỷ tế bào và chúng cần phải hoạt động, cần phải phân chia mới duy trì được sự sống. Vì thế thói quen sống cũng như chế độ dinh dưỡng hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động của các tế bào gốc.

 

Rate this post

Reply