Trí tuệ nhân tạo là gì? Lợi ích đến từ trí tuệ nhân tạo

Chúng ta thường nghe tới thấy khái niệm trí tuệ nhân tạo trong cuộc sống ngày nay. Những sự kiện lớn như là thiết bị máy tính Alpha Go có thể đánh bại được kì thủ cờ vây nổi tiếng thế giới Lee Sedol hay việc đất nước Nhật Bản tạo ra các ứng dụng có khả năng nhận diện chữ viết tay với mức độ chính xác lên tới 99%, đó chính là trí tuệ nhân tạo. Nếu như bạn vẫn chưa thực sự hiểu trí tuệ nhân tạo là gì và muốn tìm hiểu thêm nguồn gốc cũng như vai trò của sự phát triển này đối với thực tiễn ra sao thì xin mời các bạn cùng đọc bài viết dưới đây.

Trí tuệ nhân tạo là gì?

trí tuệ nhân tạo

Hiện nay có rất nhiều những định nghĩa khác nhau trên toàn thế giới về trí tuệ nhân tạo. Mỗi một định nghĩa dựa trên một cơ sở khác nhau nhưng chúng đều hướng tới một khái niệm cơ bản nhất đó chính là: “Trí tuệ nhân tạo là một ngành rất quan trọng của khoa học máy tính, có liên quan mật thiết với việc tự động hóa, mọi hành vi thông minh thông qua các thiết bị máy tính và chức năng sử dụng của chúng sau khi đạt kết quả cuối cùng”. Trí tuệ nhân tạo có thể thay thế cho con người. Nói một cách đơn giản nhất thì trí tuệ nhân tạo được hiểu là một bộ phận của khoa học, cụ thể hơn là lĩnh vực máy tính. Chính vì lý do đó, nó luôn luôn được đặt trên lý thuyết nguyên lý vững chắc và có khả năng để ứng dụng chúng vào trong thực tiễn.

Tại thời điểm hiện tại thì thuật ngữ trí tuệ nhân tạo thường được người ta dùng để chỉ các máy tính sử dụng và có mục đích không nhất định, cũng như những ngành khoa học chuyên nghiên cứu về ứng dụng và lý thuyết của trí tuệ nhân tạo. Nhìn chung, thì lĩnh vực này đã có sự phát triển rất tốt, gây được nhiều đột phá lớn trong xã hội. Thế nhưng hầu hết nó vẫn dừng lại ở mức độ là một siêu máy tính, có khả năng xử lý một hoặc một vài công việc theo lập trình đơn giản. Ví dụ như nhận diện hình ảnh, điều khiển ngôi nhà, xử lý dữ liệu bệnh án để đưa ra phác đồ trị liệu. Có khả năng trả lời những câu hỏi của con người trong một lĩnh vực nhất định nào đó.

Nếu như muốn hiểu một cách đơn giản hơn nữa thì bạn hãy tư duy trí tuệ nhân tạo chính là máy móc, được con người chế tạo ra. Nó có khả năng hoạt động theo ý muốn của con người, chúng ta gọi nó là trí tuệ nhân tạo bởi vì nó có thể tư duy, học hỏi, suy nghĩ, giải quyết vấn đề giống như trí tuệ của con người. Điểm mạnh của trí tuệ nhân tạo đó chính là việc nó xử lý dữ liệu ở quy mô lớn hơn, rộng hơn, có hệ thống khoa học và tốc độ nhanh hơn con người.

Tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay đều có tham vọng tạo ra được những trí tuệ nhân tạo để phục vụ thực tiễn cuộc sống. Nó sẽ là sản phẩm tối ưu để bạn nâng cao chất lượng đời sống hàng ngày, giải quyết những vấn đề mà con người không thể làm được. Tham vọng đó không chỉ được thể hiện ở trên những bộ phim viễn tưởng mà nó còn được thực thi hóa ở đời sống. Có rất nhiều chương trình nghiên cứu khoa học để phát triển xây dựng một hệ thống trí tuệ nhân tạo, phù hợp với điều kiện đời sống hiện nay. Như đã nói ở trên thì trí tuệ nhân tạo mang đến khá nhiều lợi ích cho loài người. Nhưng chúng ta cũng phải ghi nhớ rằng, những thiết bị này có thể mang đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Nguồn gốc của trí tuệ nhân tạo

nguồn gốc trí tuệ nhân tạo

Chắc chắn rằng sẽ có nhiều người đặt ra câu hỏi nguồn gốc của trí tuệ nhân tạo bắt đầu từ đâu? Tại sao người ta lại có ý tưởng xây dựng một hệ thống các siêu máy tính có trí tuệ như bây giờ? Thực tế, ý tưởng xây dựng chương trình này xuất hiện từ khá lâu vào khoảng tháng 10 năm 1950. Đã có một người quốc tịch Anh, là một bác học đã xem xét và suy nghĩ đặt ra vấn đề: Có khi nào máy tính cũng có khả năng suy nghĩ được như con người hay không. Từ đó ông đã đưa ra một phép thử, xem khả năng bắt chước của máy tính đối với con người như thế nào. Mà sau này người ta gọi nó là phép thử Turing, đúng với tên của bác học đã đặt ra vấn đề này. Vào thời kỳ đó, để thực hiện công việc kiểm tra này Turing đã xây dựng nó như một trò chơi. Trong trò chơi này gồm 3 đối tượng tham gia, hai người thật và một máy tính. Một người sẽ đóng vai trò người thẩm vấn và ngồi ở một phòng khác biệt hoàn toàn so với hai đối tượng còn lại. Khi đặt câu hỏi thì người thẩm vấn sẽ nhận lại câu trả lời từ người còn lại và một chiếc máy tính và cho đến khi nào người thẩm vấn không biết được đâu là câu trả lời của người thực tế, đâu là câu trả lời của máy tính thì ông kết luận rằng máy tính có khả năng suy nghĩ và tư duy giống hệt con người.

Tiếp tục đến năm 1956, trong một hội nghị khoa học ở một trường đại học tại Mỹ, với sự góp mặt của vai chục nhà khoa học thì bộ môn Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo lần đầu tiên được thành lập tại đây.

Đây chính là cơ sở tiền đề cho sự phát triển Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo để đạt được biến thành tích vượt bậc như bây giờ. Khoảng từ năm 1950 tới 1965, một số nhà khoa học cùng với sinh viên của mình đã tạo ra một vài lập trình cho phép máy tính có thể giải quyết được tất cả những bài toán đố thuộc hệ đại số, có khả năng chứng minh định lý và còn có thể nói tiếng Anh. Thành tựu đạt được trong giai đoạn này khá nổi bật như là: Chương trình cờ của Samuel, chương trình lý luận lôgic, khả năng chứng minh định lý hình học từ máy tính.

Cho tới tập liên 60 thì những nghiên cứu xoay quanh trí tuệ nhân tạo tập trung nhiều hơn vào cách biểu diễn phương thức giao tiếp và tri thức giữa máy tính và con người thông qua ngôn ngữ tự nhiên. Thế nhưng do nhiều yếu tố mà chương trình này đã thất bại. Mặc dù vậy vẫn chứng minh được rằng con người hoàn toàn tin tưởng, cũng như có cơ sở lý luận thực tiễn để tin rằng máy tính có khả năng tư duy không thua kém gì so với trí tuệ của con người.

Sự kiện lịch sử khi mà một cỗ máy tính thi đấu cờ vua với một kiện tướng nổi danh lúc bấy giờ đã nuôi nấng thêm niềm hi vọng và quyết tâm phát triển chương trình nghiên cứu trí tuệ nhân tạo. Chương trình này như được hồi sinh sau thất bại ở thập niên 60.

Tiếp tục như thế cho tới năm 2015 thì điều kiện xã hội đã phát triển hơn, khoa học công nghệ được nâng cao, đời sống kinh tế con người cho phép các nhà khoa học, những nhà nghiên cứu mở rộng chương trình của mình, phát triển theo hướng tích cực. Chính vì điều đó cho nên các thành tựu trong công nghệ nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo đã từ từ thành công và đạt được những thành tựu rất đáng chú ý. Đến nay trí tuệ nhân tạo đã không còn là sự phán đoán, mô phỏng hay niềm mơ ước của con người nữa. Nó đã trở thành thực tế và có tương lai đi xa hơn nữa, tạo nên một thời kỳ mới cho xã hội. Nếu như các chương trình nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo tiếp tục thành công.

Một số ứng dụng của trí tuệ nhân tạo và trong thực tiễn

ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Như chúng ta đã nói ở trên, cho tới bây giờ trí tuệ nhân tạo đã được ứng dụng khá rộng rãi trong đời sống. Nó được ứng dụng để tối ưu hóa tiện ích hóa cho các hoạt động thường ngày như là: Sử dụng máy tính để bắt chước việc xử lý một số vấn đề của con người, thậm chí các nhà khoa học còn thiết kế ra những cỗ máy tính vô cùng thông minh, nó tồn tại độc lập với tư duy của con người khi tạo ra nó.

Sự thể hiện của trí tuệ nhân tạo trong đời sống khá đa dạng như là việc nhận dạng tiếng nói, tìm kiếm thông minh, dịch tự động, nhận dạng chữ viết, khai phá dữ liệu, phát triển tri thức, lái xe tự động hay những con robot có thể làm việc nhà, giao tiếp cơ bản theo hệ thống đã lập trình.

Với sự quan tâm cũng như đầu tư lớn mạnh trong lĩnh vực công nghệ của các quốc gia thì trong tương lai trí tuệ nhân tạo sẽ còn có điều kiện phát triển hơn nữa, mở rộng quy mô nghiên cứu cũng như phát triển những tính năng và ứng dụng của chúng vào trong mọi lĩnh vực từ ngân hàng cho tới y tế, công nghệ vi siêu, xây dựng…

Qua bài viết trên đây bạn đã hiểu được thế nào là trí tuệ nhân tạo, quá trình hình thành và phát triển của nó ra sao đồng thời biết được các ứng dụng tuyệt vời của nó đối với đời sống thực tiễn như thế nào. Một đất nước phát triển mà không muốn bị tụt hậu so với đà đi lên của các quốc gia khác thì cần phải đầu tư mạnh mẽ hơn vào lĩnh vực nghiên cứu công nghệ, phát triển phát chương trình sáng tạo khoa học như bây giờ.

ictnetworking.vn – Khoa Học

Rate this post

Reply